THỦ TỤC KHÁNG CÁO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ
1. Những người có quyền kháng cáo: (Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự)
- Bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ.
- Người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ.
- Người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo là người chưa thành niên hoặc là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.
- Nguyên đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ.
- Bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ.
- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
- Người được Tòa án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội.
2. Thời hạn kháng cáo: (Điều 234, 235, 239 Bộ luật tố tụng hình sự)
- Đối với những người có mặt tại phiên tòa là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
- Đối với những người vắng mặt tại phiên tòa là 15 ngày kể từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
-Thời hạn kháng cáo quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận quyết định.
- Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính từ ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Nếu đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị Trại tạm giam, Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo tính từ ngày Ban giám thị Trại tạm giam, Nhà tạm giữ nhận được đơn.
- Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng.
3. Thủ tục kháng cáo: (Điều 233 Bộ luật Tố tụng hình sự)
- Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị Trại tạm giam, Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.
- Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó.