Quang cảnh buổi sinh hoạt

I. Sự cần thiết phải thực hiện văn hóa công sở

Công sở là nơi cán bộ, công chức hàng ngày tiếp xúc và giải quyết những công việc liên quan đến người dân. Vì vậy, từ tác phong và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức có ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị. Văn hóa công sở được hiểu là quy tắc, chuẩn mực giữa cán bộ công chức với công dân và giữa cán bộ công chức với nhau, nhằm phát huy tối đa năng lực để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động công vụ. Bên cạnh những yếu tố mang tính chuyên môn, kỷ luật tác động trực tiếp đến hiệu quả giải quyết công việc của người dân thì yếu tố văn hóa công sở giữ một vai trò rất quan trọng. Từ môi trường làm việc, thái độ phục vụ cũng như cách giao tiếp ứng xử của cán bộ, đảng viên tạo nên mối quan hệ thân thiện, gần gũi, nét đẹp văn hóa của một nền hành chính văn minh, hiện đại.

Theo tư tưởng đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống văn hóa thường được thể hiện theo nhiều cách, đó là tư cách, là phương thức ứng xử, là lề lối, tác phong. Theo Bác “đối với tất cả mọi người trong các tầng lớp dân chúng, ta phải có một thái độ mềm dẻo khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trọng nhân cách người ta”; dù ở cương vị nào, dù người tiếp xúc đối diện là ai thì cách ứng xử bao giờ cũng chứa đựng nét văn hóa tôn trọng và chu đáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, văn hoá có tác dụng “sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội cũ, xây xã hội mới”. Kinh tế nâng cao đời sống vật chất, còn văn hoá có tác dụng nâng cao đời sống tinh thần. Đạo đức là cái gốc của xã hội, của con người; đạo đức là nền tảng để hình thành và xây dựng lối sống mới của con người mới trong xã hội mới, mục tiêu là “tất cả vì nhân dân phục vụ”.

Thực hiện văn hóa công sở giúp cho cán bộ, công chức hiểu rõ những công việc cần làm, phải làm, để mỗi công chức thấy rõ trách nhiệm và luôn tự nguyện làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành tốt phần việc được cơ quan, đơn vị giao cho. Đồng thời, thực hiện văn hóa công sở có vai trò to lớn trong việc xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, kỷ cương và dân chủ; giúp cho mỗi cán bộ, công chức tự nhìn lại, đánh giá mình; biết được giá trị trong văn hóa ứng xử thì cán bộ, công chức tránh được hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch trong giao tiếp với người dân. Đồng thời, thực hiện văn hoá nơi công sở không chỉ đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, người lao động trong thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ văn hoá của mỗi người.

Xây dựng văn hoá công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương và dân chủ, đòi hỏi các cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan, đơn vị phải quan tâm. Việc xây dựng văn hóa công sở ở mỗi cơ quan, đơn vị đóng vai trò quan trọng, không chỉ xây dựng các quy tắc, các chuẩn mực trong ứng xử của mỗi cán bộ, công chức, người lao động với nhau, với người dân mà còn góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức với đầy đủ phẩm chất cách mạng, làm nền tảng cho việc xây dựng môi trường làm việc thân thiện, có văn hóa và hiệu quả. Vì vậy, xây dựng văn hóa công sở hiện nay là điều cần thiết đối với mỗi cơ quan, đơn vị nói chung và Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Cà Mau nói riêng. Một công sở chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng khi tạo dựng được mối quan hệ tốt giữa cán bộ, công chức trong công việc, các chuẩn mực ứng xử, các nghi thức tiếp xúc hành chính, ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài cơ quan. Từ đó, tạo bầu không khí cởi mở giúp cán bộ, đảng viên phấn khởi làm việc và là nền tảng thúc đẩy chất lượng, hiệu quả công việc được nâng cao.

II. Tình hình thực hiện văn hóa công sở tại đơn vị

1. Những mặt làm được:

Thực hiện Kế hoạch số 739/KH-TĐKT ngày 12/11/2019 của Hội đồng thi đua khen thưởng Tòa án nhân dân tỉnh về thực hiện phong trào "Cán bộ, công chức và người lao động TAND hai cấp tỉnh Cà Mau thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019 – 2025, Chi bộ Phòng phối hợp với lãnh đạo Phòng đã triển khai nội dung Kế hoạch đến đảng viên, công chức của Phòng.

Nhìn chung, các thành viên Phòng đều tích cực hưởng ứng phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở. Luôn chấp hành nghiêm nội quy, quy định của cơ quan, đặc biệt là giờ giấc làm việc, trang phục; thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về không uống rượu bia trong giờ làm việc và không điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu có nồng độ cồn theo tinh thần Công văn số 706/TA-HĐTĐKT ngày 16/10/2018 của Hội đồng thi đua khen thưởng Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân theo Quyết định số 1253/QĐ –TANDTC ngày 18/9/2008 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; chấp hành theo sự phân công của Lãnh đạo. Từng đảng viên, công chức của Phòng đều làm việc với tinh thần trách nhiệm, không đùn đẩy, không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; có thái độ nhã nhặn, hòa đồng, vui vẻ khi tiếp xúc với đồng nghiệp. Tích cực tham gia các phong trào do cơ quan, Chi đoàn phát động, tổ chức. Ngoài ra, các thành viên Phòng luôn rèn luyện, học tập, nghiên cứu văn bản phục vụ tốt cho nhiệm vụ được giao cũng như hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công việc. Cùng với sự quán triệt, chỉ đạo của Lãnh đạo Phòng và sự quyết tâm, nỗ lực của các thành viên đã tạo một môi trường làm việc thân thiện, vui vẻ, tạo động lực cho cán các thành viên của Phòng đẩy nhanh tiến độ thực hiện công việc, đạt hiệu quả cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, góp phần vào thi đua chung của Phòng.

2. Những mặt còn hạn chế:

Thời gian qua cán bộ, đảng viên đơn vị Phòng thực hiện khá tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh; tu dưỡng, rèn luyện ngày hoàn thiện bản thân hơn, đáp ứng nhu cầu công việc đơn vị và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn hạn chế, đó là: vẫn còn một số ít đảng viên đôi lúc còn thực hiện giờ giấc công vụ còn chưa nghiêm.

III. Giải pháp để thực hiện văn hóa công sở

Văn hóa công sở được hình thành theo tính kế thừa và tiếp thu có sáng tạo, có chọn lọc qua các giai đoạn, văn hóa công sở không ngừng được bổ sung và ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại. Để tạo nét văn hóa riêng cho mỗi công sở đòi hỏi phải có sự đồng thuận và cố gắng trên tinh thần tự giác của các cá nhân trong từng tổ chức nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Do đó, từng cán bộ, đảng viên cần tiếp tục phát huy những mặt làm được, khắc phục những mặt còn hạn chế, thiếu sót cụ thể như sau:

1. Lãnh đạo Phòng tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm những quy định, quy tắc ứng xử về văn hóa công sở; giúp cán bộ, công chức nhận thức đúng, hiểu rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm trong thực hiện văn hóa công sở nhằm giữ gìn hình ảnh cơ quan, đơn vị.

2. Từng cán bộ, đảng viên phải ý thức và thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị; quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân.

3. Từng cán bộ, đảng viên theo chức trách và nhiệm vụ được giao cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện văn hóa công sở, xem đây vừa là quyền lợi, vừa là nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, đảng viên trong Chi bộ.

4. Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện chuẩn mực đạo đức, lối sống, tự chỉnh đốn tác phong, lề lối làm việc và thực hiện tốt nội dung văn hóa công sở theo phương châm “4 xin”“xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép” “4 luôn”: “luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu, luôn giúp đỡ”.

CHI BỘ PHÒNG TCCB,TT&TĐKT